Khái niệm
Ngữ cảnh PC (Windows hoặc LINUX) có nhu cầu nâng cấp ổ đĩa. Cần thực hiện các bước nào để gắn thêm hard disk mới vào hệ điều hành
– Đối với máy Window:
+ Chia partition: MBR (4 primary partition tối đa 2 TB)hoặc GPT (128 primary partition)
+ Format Partition: NTFS, Fat32, Fat
+ Kết nối partition vào các “Driver Letter” (ổ đĩa c d e f)
– Đối với máy LINUX:
+ Chia partition: MBR (4 primary partition tối đa 2 TB)hoặc GPT (128 primary partition)
+ Format Partition: Ext4, xfs
+ Kết nối partition vào các folder do root chỉ định
MOUNT
Gắn ổ cứng mới
– Gắn thêm cho máy LINUX hard disk mới
– Kiểm tra xem bên trog linux hiện đang có bao nhiêu hard disk. Đã nhận được ổ cứng mới dắn thêm vào chưa
[root@server ~]# cat /proc/partitions
major minor #blocks name
8 0 20971520 sda
8 1 1048576 sda1
8 2 8914944 sda2
8 3 11006976 sda3
8 16 20971520 sdb
8 17 12060672 sdb1
8 18 2097152 sdb2
8 32 20971520 sdc
11 0 1048575 sr0
253 0 20971520 dm-0
==> Sẽ thấy sdc mới được gắn thêm vào
[root@server ~]# ls -l /dev/ | grep -i "sda*"
or
[root@server ~]# ls -l /dev/ | grep -i "sdb*"
or
[root@server ~]# ls -l /dev/ | grep -i "hda*"
hoặc
[root@server ~]# fdisk -l
Tạo các partition
– Tạo ra các partition trên ổ đĩa sdc này
+ fdisk /dev/sdc
Nhập vào chữ “m” để hiển thị ra các menu
Nhập vào chữ “m” để tạo new partition
Nhập vào chữ “p” để tạo ra primary partition
Nhập vào “1” để tạo ra partition thứ nhất
First sector (2048-41943039, default 2048): bắt đầu từ sector nào. enter mặc định
Last sector, +sectors or +size{K,M,G} (2048-41943039, default 41943039): đến sector nào default sẽ sử dụng hết dung lượng hard disk. Chọn kích thước nhập +size{K,M,G}, ví dụ: +10G: 10GB
Nhập vào chữ “w” để write partition đã cấu hình vào ổ đĩa mới
+ Kiểm tra lại:
[root@server ~]# cat /proc/partitions
major minor #blocks name
8 0 20971520 sda
8 1 1048576 sda1
8 2 8914944 sda2
8 3 11006976 sda3
8 16 20971520 sdb
8 17 12060672 sdb1
8 18 2097152 sdb2
8 32 20971520 sdc
8 33 10485760 sdc1
8 34 10484736 sdc2
11 0 1048575 sr0
253 0 20971520 dm-0
[root@server ~]# fdisk -l /dev/sdc
Format và định dạng các partition
– Lúc này các partition mới chư được định dạng. Cần format và định dạng
[root@server ~]# mkfs -t ext4 /dev/sdc1
[root@server ~]# mkfs -t ext4 /dev/sdc2
+ Kiểm tra lại
[root@server ~]# blkid
/dev/mapper/centos-root: UUID="d0920c49-0f62-4897-8169-e6a33b4cbe4e" TYPE="ext4"
/dev/sda2: UUID="60Qaow-H3bW-CO2Q-a0mS-0ccb-z1Qm-Qk2ama" TYPE="LVM2_member"
/dev/sdb1: UUID="QR4MT4-OW0F-yNtC-QPZp-2BG9-P79M-kztva7" TYPE="LVM2_member"
/dev/sda1: UUID="3e29b66e-e46c-45c7-b715-b72e200c2872" TYPE="ext4"
/dev/sda3: UUID="fe6ce026-dcd3-4b53-aad3-20378b942b0e" TYPE="xfs"
/dev/sdb2: UUID="dd39d4a0-6d35-4da6-9521-36b59d776497" TYPE="swap"
/dev/sdc1: UUID="29f4ee31-cabb-4c66-98e2-590e8c4ba4bb" TYPE="ext4"
/dev/sdc2: UUID="164ee044-aba4-488d-92cd-579076dc3f2d" TYPE="ext4"
Kết nối các partition với các folder
Tạo folder DATA1 và DATA2. kết nối sdc1 vào folder DATA1 và kết nối sdc2 vào folder DATA2
+ Tạo folder DATA1 và DATA2
[root@server ~]# mkdir /DATA1
[root@server ~]# mkdir /DATA2
+ MOUNT
[root@server ~]# mount -t ext4 /dev/sdc1 /DATA1
[root@server ~]# mount -t ext4 /dev/sdc2 /DATA2
+ Kiểm tra
[root@server ~]# mount
/dev/sdc1 on /DATA1 type ext4 (rw,relatime,data=ordered)
/dev/sdc2 on /DATA2 type ext4 (rw,relatime,data=ordered)
Thử unmount
[root@server ~]# unmount /DATA1
Ghi vào file /etc/fstab
– Khi tiến hành reboot máy LINUX sẽ bị mất phân vùng vừa mount,để tránh vấn đề này phải thực hiện ghi vào file /etc/fstab để gắn ổ cứng vào vĩnh viễn. thêm dòng mount như sau vào File /etc/fstab có cấu trúc sẽ đươc chia thành 6 cot.
[root@server ~]# vi /etc/fstab
/dev/sdc1 /DATA1 ext4 defaults 0 0 /dev/sdc2 /DATA2 ext4 defaults 0 0
Cột 1: device hoặc partition
Cột 2: mount và folder nào
Cột 3: định dạng partition (ext4)
Cột 4: Mount option: auto, no-auto, user, no-user, ro, rw… option mặc định là “defaults” bao gồm các tính năng rw, suid, dev, exec, auto, nouser.
Cột 5: Tính năng DUMP dùng để backup. Mặc định cột thứ 5 sẽ để số 0 trong hầu hết mọi trường hợp (nghĩa là không cần DUMP)
Cột 6: Sử dụng fsck để dò lỗi trên file system. Lệnh fsck nhìn vào số trong cột thứ 6 để quyết định xem file system có cần check hoặc không. Nếu gắn số 0 (nghĩa là fsck không check file system tại phân vùng này)
+ Lưu file và mount -a
để đọc lại file /etc/fstab
+ Kiểm tra lại: mount.
[root@server ~]# mount